GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:
- Cáng cứu thương gấp lại làm 4 khúc gọn gàng.
- Nhỏ gọn, dẽ dàng vận chuyển với túi đựng cáng khi đã gấp.
- Mặt cáng được thiết kế bằng vải dù.
- Khung cáng bằng hợp kim nhôm độ bền cao.
- Kích thước băng ca: 209 x 56x 10cm
- Tải trọng: 160 Kg
- Trọng lượng: 8 Kg
CÔNG DỤNG:
– Cáng cứu thương y tế TJM-BC04 dùng để vận chuyển bệnh nhân trong các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở khám chữa bệnh y tế, vận chuyển bệnh nhân từ nhà ra xe cấp cứu, vận chuyển người bị thương trong các công trình xây dựng vv…
Cáng sử dụng vật liệu hợp kim nhôm chất lượng cao, phần nằm bằng vải bạt. Tay cầm bằng nhựa cứng, trên cáng có dây đai an toàn giúp quá trình di chuyển bệnh nhân không gặp khó khăn.
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM:
– Cáng cứu thương được thiết kế có 4 chân đế bằng hợp kim nhôm tiện lợi khi đặt cáng xuống mặt đất giúp tạo vị trí cân bằng và dễ dàng nhấc lên đặt xuống.
– Dễ dàng sử dụng, an toàn, đặc biệt khi chuyển bệnh nhân trong các bệnh viện, dễ vệ sinh, khử trùng
Có thể khiêng trực tiếp bệnh nhân lên cáng cứu thương, tốt nhất là bởi 2 người. Đặt cáng cứu thương càng gần bệnh nhân càng tốt nhưng không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Một người sẽ khiêng nửa đầu và người kia khiêng nửa chân của bệnh nhân.
CÁCH SỬ DỤNG:
- Bước 1. Đỡ bệnh nhân ngồi dậy và bảo cô ấy khoanh tay trước ngực.
- Bước 2. Ngồi xổm phía sau nạn nhân và luồn 2 tay bạn ở dưới cánh tay bệnh nhân rồi nắm cổ tay hay cẳng tay cô ấy.
- Bước 3. yêu cầu người hỗ trợ ngồi xổm bên cạnh bệnh nhân, luồn 2 tay qua đùi cô ấy và giữ chặt 2 chân cô ấy.
- Bước 4. Người khiêng phần đầu sẽđiều khiển và quyết định thời điểm nâng bệnh nhân. Khi đã sẵn sàng, hai người phối hợp với nhau và nhớ giữ lưng bạn thẳng, chầm chậm nâng bệnh nhân lên và đặt lên cáng.
LƯU Ý KHI DÙNG CÁNG CỨU HỘ:
– Cần có đủ người để khiêng bệnh nhân lên cáng một các an toàn.
– Kiểm tra tình trạng mặt đất xem có khả năng bị trượt chân, lún gây mất an toàn khi khiêng bệnh nhân hay không.
– Loại bỏ các yếu tố gây cản trở hay không an toàn khi khiêng bệnh.
– Khi khiêng cáng trên đường bằng: 2 tải thương cần tránh đi đều bước để cáng khỏi lắc lư.
– Khi cáng lên đường dốc: giữ cho đòn cáng thăng bằng hoặc đầu người bị thương hơi cao hơn chân và phải cho đầu đi trước.
– Khi cáng xuống dốc: phải cho đầu đi sau.